Làm thế nào để sự hiện diện trên mạng xã hội của thương hiệu vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh nhất?
Đây có vẻ như là một câu hỏi khá đơn giản. Tuy nhiên, việc đo lường thành công trên mạng xã hội rất khó. Bởi vì việc so sánh lượt thích, lượt chia sẻ và các chỉ số hiệu suất khác giữa các thương hiệu không có nhiều ý nghĩa trong thực tế.
Doanh nghiệp cần bối cảnh cụ thể để đặt chúng vào so sánh. Đó là lúc competitive benchmarking – điểm chuẩn cạnh tranh xuất hiện.
Thông qua đo điểm chuẩn, mỗi thương hiệu có thể hiểu rõ hơn về vị trí mà công ty của mình đang đứng và tìm ra cơ hội để cải thiện chiến lược nội dung.
Competitive benchmarking là gì?
Nói một cách đơn giản, benchmarking – điểm chuẩn có nghĩa là so sánh hiệu suất của một yếu tố nào đó so với một tiêu chuẩn.
Trong tiếp thị, đo điểm chuẩn cạnh tranh là quá trình đo lường các chiến dịch của thương hiệu mình so với các đối thủ cạnh tranh. Bằng cách theo dõi các chỉ số và KPI cụ thể, thương hiệu có thể thiết lập các điểm chuẩn thực tế để đánh giá hiệu suất của mình.
Có rất nhiều dữ liệu đo điểm chuẩn mà thương hiệu có thể thu thập, điều này đặc biệt đúng trên phương tiện truyền thông xã hội, nơi dữ liệu hiệu suất rất minh bạch. Dưới đây là 8 chiến thuật đo điểm chuẩn cạnh tranh cho mạng xã hội và bảng phân tích những điều cần xem xét để xác định điểm chuẩn cạnh tranh.
8 chiến thuật đo điểm chuẩn cạnh tranh cho mạng xã hội
1. Hiệu suất content
Điều quan trọng đầu tiên các nhà tiếp thị cần để ý là hiệu suất nội dung – dạng content nào hoạt động hàng đầu trong không gian mạng xã hội hiện tại. Ví dụ, lượt like và share là tín hiệu rõ ràng thương hiệu đang đáp ứng đúng đến những gì khán giả muốn.
Quan trọng hơn, thương hiệu sẽ biết cách tập trung vào phần nội dung nào phù hợp với nền tảng bạn hoạt động.
Bằng cách loại bỏ các bài đăng và nội dung kém hiệu quả, có thể luôn tinh chỉnh hiệu suất bài đăng theo thời gian. Việc xác định những bài đăng luôn đáng tin cậy, có hiệu suất trung bình nhất có thể đóng vai trò là điểm chuẩn cho nội dung xã hội của thương hiệu.
2. Thời gian và tần suất
Thời gian là một tiêu chuẩn cạnh tranh quan trọng khi các thương hiệu cố gắng tối đa hóa số lượng views mà họ nhận được trên bất kỳ bài đăng nhất định nào.
Ví dụ, nếu thương hiệu đăng bài vào thời điểm khán giả hoạt động kém tích cận thì lượt reach sẽ giảm. Từ đó tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh giành giật sự chú ý từ các khách hàng theo dõi của thương hiệu.
Tuy nhiên, các thương hiệu không chỉ nên biết về thời điểm họ đăng mà còn cần chú ý cả về tần suất.
Ví dụ: nếu đối thủ cạnh tranh liên tục đăng trên Facebook, Instagram và Twitter nhiều lần trong ngày hôm nay còn bạn thì không đăng gì. Rất có thể điều này sẽ có một khoảng cách khác biệt về lượng theo dõi trên mạng xã hội.
Do đó, hãy dành một chút thời gian để thực hiện kiểm tra thời gian, địa điểm và tần suất đăng bài của đối thủ cạnh tranh. Làm như vậy có thể giúp thương hiệu của bạn biết được những khoảng thời gian “chết” mà không ai trong ngành đăng bài hoặc các mạng mà họ không sử dụng hiệu quả. Điều này có thể mở ra cho bạn những cơ hội mà đối thủ cạnh tranh đang bỏ qua.
3. Tỉ lệ tương tác
Số lượng người theo dõi của thương hiệu không phải là tất cả. Là một tiêu chuẩn cạnh tranh, tỷ lệ tương tác của thương hiệu quan trọng hơn nhiều.
Tỷ lệ tương tác phân chia số lượng người theo dõi của thương hiệu so với số lượt thích, chia sẻ hoặc nhận xét cho một bài đăng.
Một thương hiệu có 1.000 người theo dõi tích cực có giá trị hơn nhiều so với một thương hiệu có 10.000 người theo dõi nhưng không mang lại tương tác nào.
Cũng giống như bất kỳ chỉ số nào được đề cập ở đây, điều quan trọng là phải hiểu yếu tố nào tạo nên tỷ lệ tương tác cao trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể của bạn. Điều này không phổ biến theo bất kỳ phương tiện nào và có thể thay đổi đáng kể theo ngành hoặc thị trường ngách.
4. Kiểu content
Để thu hút nhiều tương tác hơn, các thương hiệu nên xem các loại content đang hoạt động như một tiêu chuẩn cạnh tranh chính.
Có rất nhiều định dạng content tương ứng với các nền tảng. Các thương hiệu không nên chỉ đăng đi đăng lại cùng một loại nội dung và mong đợi kết quả. Mỗi thương hiệu nên xây dựng chiến lược content độc đáo, mới mẻ để thu hút hiệu quả cao nhất.
Hãy kiểm tra đối thủ cạnh tranh trong ngành, hãy thử xem họ đang áp dụng loại nội dung hoặc chiến thuật quảng cáo nào và tạo một chiến lược khác biệt.
5. Tốc độ tăng trưởng
Nếu thường xuyên đăng bài và tương tác với những người theo dõi trên mạng xã hội, thì đương nhiên, sự hiện diện của thương hiệu cũng sẽ tăng lên.
Ngoài việc xuất bản nội dung mới, triển khai các chiến dịch mới… thì các thương hiệu cũng cần lưu ý về số lượng người theo dõi trên mạng xã hội phát triển ra sao. Tốc độ tăng trưởng thường có sự tương quan nhất định với số lượng followers.
6. Brand voice
Chia sẻ tone giọng thương hiệu là một tiêu chuẩn cạnh tranh đo lường mức độ bạn được lắng nghe so với các thương hiệu tương tự thông qua mạng xã hội.
Ví dụ: bạn có sử dụng tất cả các thẻ bắt đầu bằng # trong ngành của mình không? Bạn sẽ tham gia vào các cuộc thảo luận trên MXH hay sẽ ngồi bên lề và xem các thương hiệu khác?
Chia sẻ brand voice bao gồm việc đóng góp nhiều hơn vào cuộc trò chuyện liên quan tới lĩnh vực bạn đang kinh doanh. Hãy đăng tải các nội dung sâu sắc, tương tác với khán giả và đưa ra lập trường về các vấn đề trong ngành của bạn.
7. Phân tích chỉ số sentiments
Chúng ta đang sống trong thời đại mà không phải tất cả báo chí đều mang lại thông tin tốt. Phân tích tình cảm là một tiêu chuẩn cạnh tranh để đo lường xem các đề cập đến thương hiệu của bạn có tích cực, tiêu cực hay trung tính trong mắt khán giả hay không.
Chỉ số này đặc biệt quan trọng nếu bạn tập trung vào chăm sóc khách hàng và tương tác với những người theo dõi của mình. Phân tích cảm xúc chắc chắn phải là một phần của chiến lược lắng nghe xã hội của bạn để đảm bảo rằng bạn tận dụng những đề cập tích cực và giải quyết những vấn đề tiêu cực.
8. Đề cập xã hội
Lượt đề cập trên mạng xã hội là một mục tiêu thiết yếu đối với bất kỳ thương hiệu nào. Tham gia vào các cuộc trò chuyện sẽ mang lại ấn tượng cho khán giả của bạn.
Bạn cần biết ai đang nói về bạn, ai đang nói về đối thủ cạnh tranh của bạn. Đây là lý do tại sao việc lắng nghe trên mạng xã hội rất quan trọng để theo dõi các điểm chuẩn cạnh tranh.
Bởi vì suy cho cùng, không phải tất cả các đề cập đều nên được đối xử như nhau. Ghi điểm từ một người chơi hoặc người có ảnh hưởng lớn trong ngành đóng vai trò là bằng chứng xã hội cho thương hiệu của bạn. Khả năng theo dõi, đo lường và phản hồi các đề cập trong thời gian thực cũng báo hiệu bạn là một người tham gia tích cực hơn trong ngành của mình.
Competitive benchmarking là một phần quan trọng của bất kỳ chiến lược xã hội nào. Càng hiểu rõ hơn về điểm chuẩn của mình, thương hiệu của bạn càng dễ dàng đưa ra nội dung có hiệu suất cao và phát triển sự hiện diện của mình.