chiến lược truyền thông

CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG GIÚP NÂNG TẦM THƯƠNG HIỆU GIÁO DỤC

19.11.2021

Hiện nay toàn xã hội dồn sự quan tâm để tôn vinh và nhận thức sâu sắc hơn nữa vai trò then chốt của ngành giáo dục đối với cộng đồng và quốc gia. Trong bối cảnh Covid-19, hoạt động dạy và học truyền thống phải đối mặt với thách thức lớn, tuy nhiên cùng với đó ngành giáo dục cũng đang trải qua giai đoạn bùng nổ lớn nhờ Internet và công nghệ hiện đại. Cùng với xã hội hóa giáo dục thì chuyển đổi số cùng với vấn đề đặt ra về việc truyền thông xây dựng và phát triển thương hiệu của cơ sở đào tạo đã trở thành vấn đề sống còn cho sự tồn tại và phát triển của các hệ thống giáo dục.

1. Có nên truyền thông ngành giáo dục?

Hầu hết các trường học, trung tâm giáo dục ở Việt Nam hiện nay đều chú trọng tới nhiệm vụ chính là Giáo dục – Đào tạo nhằm trang bị kiến thức cho học sinh – sinh viên, mà không quan tâm nhiều tới yếu tố thương hiệu. Bởi lẽ, có quan điểm truyền thống cho rằng môi trường học đường là môi trường hàn lâm, chính vì vậy không nên đặt nặng yếu tố thương mại. Tuy nhiên, quan điểm này đang dần bị lung lay trong xu thế cạnh tranh giữa các thương hiệu giáo dục hiện nay, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 đang mang tới những thay đổi to lớn.

Bởi giáo dục cũng chính là một loại hình “dịch vụ”. Bất kỳ loại hình dịch vụ nào đều cần có các nỗ lực tiếp thị và thúc đẩy hình ảnh. Bên cạnh yếu tố chất lượng được đặt lên hàng đầu thì yếu tố tiếp thị hình ảnh đang ngày càng được coi trọng.

2. Chiến lược truyền thông nào hiệu quả cho các thương hiệu giáo dục ở Việt Nam?

Mục đích của Marketing ngành giáo dục là để quảng bá nội dung giáo dục có giá trị. Thông qua các chiến lược tiếp thị khác nhau, bạn có thể tiếp cận và thu hút học viên.

Với nhiệm vụ phát triển thương hiệu, đẩy mạnh hoạt động marketing hiệu quả, các thương hiệu giáo dục ở Việt Nam có thể tham khảo các chiến lược phát triển truyền thông sau đây:

Làm truyền thông bằng cách nâng tầm chất lượng giáo dục: Yếu tố hàng đầu tạo nên một chiến lược truyền thông thành công vẫn nằm ở chất lượng giáo dục của chính tổ chức đó. Phụ huynh, học sinh và sinh viên sẽ quan tâm đến những thông tin về chất lượng giảng dạy, tỉ lệ Giáo sư – Tiến sĩ – Giảng viên giỏi của nhà trường, các cơ hội hợp tác giáo dục, chất lượng sinh viên đầu ra, thống kê về số lượng sinh viên có việc làm ngay sau tốt nghiệp, bằng cấp của nhà trường được công nhận thế nào. Trước khi làm truyền thông, bản thân thương hiệu giáo dục đó phải có một bản “giới thiệu” thực sự ấn tượng.

Thúc đẩy hoạt động PR: Đối với đặc thù ngành giáo dục, sự uy tín là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Và PR là phương cách tốt nhất giúp doanh nghiệp chuẩn bị và tạo uy tín. Thậm chí quảng cáo cũng không có được khả năng này. PR giúp doanh nghiệp tạo dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền thông và các chuyên gia phân tích thương mại. Hơn nữa, chi phí cho hoạt động PR thấp hơn các loại hình khuyến mãi khác. Như vậy, hoạt động PR có thể nói là giải pháp vàng cho doanh nghiệp kinh doanh giáo dục vì nó tạo ảnh hưởng tốt, hữu hình, với chi phí thấp, tạo được tiếng vang khi truyền tải hình ảnh doanh nghiệp đến công chúng.

Sử dụng các công cụ digital marketing: Thời đại 4.0 đòi hỏi các thương hiệu giáo dục cần thúc đẩy việc tiếp thị hình ảnh của mình trên mạng xã hội, cũng như sử dụng các công cụ digital marketing. Gửi đi những gmail giới thiệu về nhà trường, trung tâm cùng các hoạt động tuyển sinh, sử dụng quảng cáo, tối ưu hóa tìm kiếm…là những cách mà các thương hiệu giáo dục hiện nay nên áp dụng.

Lan truyền những thông tin review tốt: Không gì tuyệt vời hơn bằng việc để người khác nói tốt về trường học, trung tâm của bạn. Người khác ở đây chính là những học sinh, sinh viên đang theo học tới các sinh viên trường khác, những phụ huynh tham gia các buổi giới thiệu tuyển sinh… Điều này đòi hỏi các thương hiệu cần đẩy mạnh hoạt động nội bộ, cũng như tích cực tương tác với những người quan tâm.

Dù lựa chọn cách thức marketing nào, các trường học ở Việt Nam hiện nay vẫn cần thúc đẩy hoạt động truyền thông để nâng cao thương hiệu trong một thị trường giáo dục đầy cạnh tranh.

3. Michia Communication đồng hành cùng các thương hiệu giáo dục tại Việt Nam

Với ưu thế từng hợp tác rất nhiều thương hiệu giáo dục trước đó như: Tổ chức Giáo dục Topica, Hội đồng Anh British Council, Ứng dụng học online MobiEdu của Mobifone, Trung tâm đào tạo REACH… Michia Communication hiểu rất rõ nhóm khách hàng là học sinh, sinh viên của các trung tâm, tổ chức giáo dục tại thị trường Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm triển khai các chiến dịch truyền thông cho các thương hiệu lớn về giáo dục, Michia Communication sẽ là đơn vị uy tín giúp các trường và cơ sở giáo dục đào tạo tại Việt Nam triển khai và quản trị các hoạt động truyền thông hiệu quả tối ưu nhất.

Nhân ngày nhà giáo Việt Nam, Michia Communication xin kính chúc tất cả các thầy cô giáo trên mọi miền đất nước sức khỏe, hạnh phúc và thành công. Mong rằng các thầy cô luôn vững tay chèo lái con thuyền tri thức, hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình trong sự nghiệp trăm năm trồng người, trong công cuộc đổi mới của đất nước.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ TRUYỀN THÔNG MICHIA

Địa chỉ: Phòng 2, tầng 2, Sevin Office – Tràng An Complex, số 1 Phùng Chí Kiên, Cầu Giấy, Hà Nội.

Điện thoại: 0246 296 9990 – Hotline: 0982 600 088.

Fanpage: facebook.com/MichiaCommunication

Email: info@michia.com.vn